Trang dieuphap.com

Trang Thiền Vipassana

Giới thiệu: Bài giảng khóa 5, của khóa tu thiền Tứ Niệm Xứ Pa-Auk, tại chùa Nguyên Thủy, Việt Nam, nhân mùa an cư kiết hạ năm 2008.

Tác giả: Ngài Thiền Sư Viện Chủ Pa-Auk, Thiền Viện Pa-Auk, Myanmar
Giảng sư: Thiền Sư Dhammapàla
Chuyển ngữ và đánh máy: Tu nữ Minh Duyên

[Loudspeaker icon] Download bai giang

Phap Am Lưu Trữ


 

Làm Cách Nào Để Đoạn Tận Khổ Đau-
Bài 5

 

How to Make An End to Suffering

Tôi sẽ giải thích cho quý vị về Nimitta của hơi thở là gì?

 

I will explain you this morning What is the Anapana Nimitta?

Khi định tăng trưởng, hơi thở của qúy vị sẽ xuất hiện như là một nimitta.

 

When your concentration improves, your breath appears as a nimitta.


Hơi thở cũng do tâm sanh.

 

The breath is also produced by mind.

Nếu quý vị trực nhận được hơi thở của mình, quý vị sẽ thấy các tổng hợp sắc.

If you discern the four elements of your breath, you will see many kalapas.


Nếu phân tích tứ đại của hơi thở, qúy vị cũng sẽ thấy được ít nhất có chín yếu tố sắc, đó là đất, nước, lửa, gió, màu, mùi, vị, dưỡng chất và âm thanh. Yếu tố màu của hơi thở lúc này phát sáng. Như tôi đã giải thích bên trên, yếu tố lửa (nhiệt) của các tổng hợp sắc này còn sản sinh ra các tổng hợp sắc mới với yếu tố màu phát sáng. Chính màu phát sáng của các tổng hợp sắc ấy tạo thành nimitta.

 

 

If you analyse them, you will see at least nine types of materiality, namely, the earth-element, water-element, fire-element, wind-element, colour, odour, flavour, nutritive essence and sound. The colour is bright. As I explained before, the fire-elements of those kalapas also produce many new kalapas with bright colour. It is the bright colours of those kalapas which produce the nimitta.

 

Khi lần đầu nimitta xuất hiện, nó thường không ổn định.

 

 

 

When the nimitta first appears, it is usually not stable.

 

Lúc ấy, qúy vị không nên tập trung vào nó, chỉ tập trung vào hơi thở thôi.

 

At that time you should not concentrate on it, but only the breath.

 

Khi định trên hơi thở trở nên ổn định và đủ sâu, nimitta lúc ấy cũng sẽ trở nên ổn định.

 

When your concentration on the breath becomes stable and deep enough, the nimitta will also become stable.

 

Lúc đầu nimitta có màu xám xám. Khi định cải thiện, nimitta có màu trắng, và sau đó có màu trong, nimitta có màu trong đó được gọi là tợ tướng, patibhaga nimitta.

 

In the beginning the nimitta is gray. When concentration improves the nimitta becomes white, and then transparent; the transparent nimitta is called a patibhaga nimitta.

 

Tùy thuộc vào tưởng của quý vị, mà nimitta sẽ thay đổi về hình dánh và màu sắc. Có lúc nó có thể dài, có lúc nó có thể tròn, đôi khi nó có màu đỏ, đôi khi nó có màu vàng. Dẫu sao quý vị cũng không nên chú ý đến màu hay hình dáng này, nếu không nó sẽ tiếp tục thay đổi. Nếu vậy, định sẽ thối giảm, qúy vị sẽ không chứng thiền.

 

 

Depending on your perception, the nimitta may change in shape and colour. Sometimes it may be long. Sometimes it may be round. Sometimes it may be red. Sometimes it may be yellow. But you should not pay attention to its colour or shape, otherwise it will keep on changing. If it is so, your concentration will decrease. You will not attain any jhana.

 

Vì thế, quý vị nên tập trung trên hơi thở của mình cho đến khi tợ tướng hợp nhất với hơi thở và tâm của quý vị tự động dính vào tợ tướng. Lúc này qúy vị chỉ nên tập trung vào nimitta thôi, mà không vào hơi thở. Nếu qúy vị khi thì tập trung vào nimitta, khi thì tập trung vào hơi thở, định sẽ dần mất đi.

 

 

Thus you should concentrate on the breath until the nimitta unifies with the breath and your mind automatically sticks to the nimitta. You should then concentrate on only the nimitta, not the breath. If you sometimes concentrate on the breath, and sometimes concentrate on the nimitta, your concentration will diminish gradually.

 

Vào lúc có nimitta và hơi thở, chúng ta nên chờ đợi cho đến khi ánh áng và hơi thở hợp nhất lại với nhau. Đối với những hành giả có ánh sáng trước, có chút khó khăn để họ nhận biết gì là nimitta. Họ không biết được gì là nimitta, gì là ánh sáng. Họ sẽ bối rối một chút. Vì thế lúc ấy nếu quý vị muốn kiểm tra xem có nimitta hay chưa, quý vị nên chờ đợi và chỉ chú ý đến hơi thở tại điểm xúc chạm. Và đôi khi ánh sáng tiến dần đến gần hơn gần hơn, đôi khi ánh sáng bao phủ toàn đầu, có hành giả nói như vậy, và đôi khi ánh sáng phủ toàn khuôn mặt. Lúc ấy chúng ta làm gì? Chỉ việc chú tâm vào hơi thở ra hơi thở vô tại điểm xúc chạm, và cứ tập đi tập lại trên hơi thở. Nếu định của quý vị tăng lên và quý vị biết ánh sáng tại điểm xúc chạm sáng hơn các ánh sáng khác, thì đó là nimitta còn ngoài ra là ánh sáng. Nếu quý vị chưa nhận biết được như vậy thì chỉ một việc duy nhất là chú tâm vào hơi thở ra vào tại điểm xúc chạm và chờ đợi cho đến khi nhận biết được điều đó. Đây là sự khó khăn đối với những người có ánh sáng xuất hiện trước. Nếu ánh sáng còn cách xa điểm xúc chạm xin đừng chú ý đến ánh sáng chỉ chú ý đến hơi thở ra vào tại điểm xúc chạm cho đến đến khi ánh sáng tiến gần và hợp nhất với hơi thở tại điểm xúc chạm. ( Lời giảng giải của Thiền sư Dhammapàla)

 

At that time the nimitta and breath, we should be waiting. Breath anh the light is unified. For the person who the light comes first, just a little bit difficulty to understand what is the nimitta is. They did not understand what is the nimitta and what is the light. Just a little bit confused for them. So at that time if you want to be checked is this minitta or not, you should wait at the touching point and only seeing the breath. And sometime the light is coming nearer and nearer and sometime the light is covered with the head, they tell like that or the light is covered their face. So what do we do? Only pay attention the touching point from the breathing in and out and then practising the breathing in and out again and again. If your concerntration is developed and you will understand the light at the touching point is more brighter than the other light. So at that time this is the nimitta and the orther is the light. If you did not understand like this only pay attention breathing in and out from the touching point. You will be wait until you understand like this. This is dificulty for the person who the light appear first. And then if the light is far away from the touching point do not pay attention on the light, only pay attention on the breathing in and out until it will be come together and unify with your breath from the touching point. ( Explanation of Ven Dhammapàla)

 

Lại nữa quý vị không nên để ý đến các đặc tính nào đó của tứ đại trong hơi thở cũng như trong nimitta, như là cứng, nhám, nặng, mềm, trơn, nhẹ, chảy, kết dính, nóng, lạnh, nâng đỡ và đẩy. Nếu chú ý đến những đặc tính này là qúy vị đang hành thiền Tứ đại vậy, mà không phải thiền Niệm hơi thở.

 

Again you should not pay attention to the specific characteristics of four elements of the breath as well as the nimitta, such as – hardness, roughness, heaviness and softness, smoothness, lightness, flowing and cohesion, heat and coldness, supporting and pushing. If you pay attention to them, you are practicing the four elements meditation, but not anapanasati meditation.

 

Lại nữa, qúy vị không nên chú ý hơi thở hay nimitta như là vô thường, khổ hay vô ngã. Chúng là tướng chung.

 

Again you should not pay attention to the breath or nimitta as anicca, dukkha or anatta. These are general characteristics.

 

Tại sao? Các đối tượng của Vipassanā là các hành, saṅkhara.

 

Why? The objects of vipassana are sankharas, formations.

 

Chúng là các sắc pháp, danh pháp và các nhân của chúng. Hơi thở và nimitta không phải là các sắc chân đế, mà chỉ là tính khối tưởng. Vì vậy chúng không phải là đối tượng của Vipassanā. Nếu chú ý đến chúng như là vô thường, khổ hay vô ngã thì qúy vị không đang hành chỉ hay quán gì cả.
:

 

They are ultimate materiality and ultimate mentality and their causes. The breath and nimitta are not ultimate realities, but are compactness. So they are not the object of vipassana. If you pay attention to them as anicca, dukkha, and anatta, you are neither practicing anapana nor vipassana.

 

Nếu nimitta của hơi thở có màu trăng trắng và sau đó nếu có thể tậo trung tốt vào nó, nó có thể trắng hơn và dần sáng như sao mai. Tâm của qúy vị rồi sẽ tự động chìm vào trong nimitta ấy. Nếu tâm của qúy vị chìm hẳn vào nimitta và trú yên trong ấy một thời gian lâu, thì trạng thái định ấy được gọi là an chỉ định. Đối với hành giả sơ cơ, đây là giai đoạn rất quan trọng. Tiến trình tương tự cũng được áp dụng với các nimitta có những màu khác.

 

If your anapana-nimitta is whitish colour and then if you concentrate on it well, it will become whiter and then as bright as the morning star. Your mind will then automatically sink into the nimitta. If your mind completely sinks into nimitta without moving for a long time, then that concentration is called absorption concentration. To beginners this is a very important stage. The same process applies to anapana-nimitta of other colours.

 

Hai Lọai Định
Có hai loại định: cận định (upacārajhāna) và an chỉ định (appanā jhāna).

 

Two Types of Absorption
There are two types of absorption; upacara-jhana and appana-jhana.

 

An chỉ định là trạng thái định hoàn toàn không gián đoạn của tâm lên đối tượng, như là anapana patibhaga nimitta, tợ tướng của hơi thở.

 

Appana-jhana is the complete uninterrupted absorbtion of the mind with the object such as anapana-patibhaga nimitta.

 

Vào giai đoạn này, không có tâm hữu phần xuất hiện giữa các sát-na tâm nhận biết tợ tướng của hơi thở.

 

At this stage there is no arising of the bhavavga mind state between consciousness moments that know the object.

 

Các thiền chi lúc này đủ mạnh để giữ tâm trên đối tượng không gián đoạn.

 

The jhana factors are strong enough to hold the mind on the object without any interruption.

 

Trong cận định, tâm bắt đầu hợp nhất với đối tượng theo thời lượng tăng đều, nhưng đôi khi giữa những thời lượng này vẫn còn những lúc gián đoạn bởi các tâm hữu phần khởi sinh. Ở đây, năm thiền chi chưa đủ mạnh và sự nhất tâm chưa đủ sâu để thoát khỏi bất kỳ sự phân tâm nào.

 

In upacara-jhana or access jhana, the mind begins to be absorbed into the object for increasing periods, but these periods are sometimes interrupted by the arising of bhavanga mind states. Here, because the five jhana factors are not strong enough, the mind is not yet absorbed beyond any distraction.

 

Chú giải giải thích giai đoạn này bằng ví dụ về thai nhi Đức Chuyển Luân Thánh Vương trong bụng mẹ.

 

The commentary explains this stage with the example of a baby universal monarch.

 

Hoàng Hậu khi mang thai Đức Chuyển Luân Vương, có thể thấy được con trai trong bào thai bằng đôi mắt của mình. Lúc bấy giờ Bà hết sức thận trọng bảo vệ con trai khỏi tất cả các tai vạ.

 

The queen who bears a baby universal monarch sees her son in her womb with her physical eyes. At that time she carefully guards her son against misfortune.

 

Cũng vậy, qúy vị nên canh giữ nimitta của mình hết sức thận trọng và với sự kính trọng. Qúy vị nên thực hành bằng sự nhiệt tâm, bằng trí tuệ và sự tỉnh giác, bởi vì một tâm biếng nhác, chểnh mãng hay thất niệm không thể làm nên sự khác biệt nào trong hành trình phát triển tâm linh.

 

So too you should guard your nimitta with great care and respect. You must practise with ardour, comprehension and mindfulness, because a lazy, hazy and forgetful mind cannot attain any distinction in mental development.

 

Trong mọi oai nghi, qúy vị cần phải chánh niệm và tập trung trên nimitta của mình. Ví dụ như, trước khi bước đi, qúy vị nên đứng ở một góc con đường, tập trung vào hơi thở. Khi nimitta xuất hiện và ổn định, qúy vị nên tập trung vào nó. Khi định của qúy vị trở nên mạnh và cực mạnh, qúy vị nên bước đi chậm trong khi tâm vẫn tập trung vào chỉ nimitta thôi.

 

In every posture you must be mindful of and concentrate on the nimitta. For example, before you start to walk, you should stand at a corner of a walking path and concentrate on your breath. When the nimitta appears and is stable, you should concentrate on it. When your concentration becomes strong and powerful, you should walk slowly with your mind concentrating only on the nimitta.

 

Khả năng tập trung trên nimitta trong mọi oai nghi là một dạng của năng lực ý chí. Qúy vị có sức mạnh ý chí này. Vì thế xin hãy thực hành một cách nổ lực. Qúy vị có thể thành công. Nếu thực hành đều đặn, không lâu tâm của qúy vị có thể chìm vào nimitta hoàn toàn. Đây là an chỉ định, còn gọi là bậc thiền.

 

To be able to concentrate on the nimitta in every posture is a kind of will power. You have this will power. So please practise hard. You can succeed. If you practise continuously very soon your mind will sink into the nimitta completely. This is absorption, also called jhana.

 

Mặc dù trong vài lần đầu, an chỉ định có thể không kéo dài, qúy vị cũng không nên bỏ cuộc. Qúy vị nên tập đi, tập lại. Nếu thực hành tinh tấn với tuệ lực, niệm lực mạnh, qúy vị sẽ thành công trong việc duy trì định trên nimitta rất lâu.

 

Although for the first few times the absorption does not last long, you should not give up. You should practise again and again. If you practise hard with strong and powerful comprehension and mindfulness you will succeed in maintaining your concentration on the nimitta for a long time.

 

Vào giai đoạn đầu, trú lâu trong thiền cần được chú trọng nhiều hơn, ngược lại, việc suy xét các thiền chi cần được chế ngự. Nếu suy xét về các thiền chi thường xuyên, định của qúy vị sẽ giảm. Vì thế xin hãy cố trú trong an chỉ định càng lâu càng tốt.

 

In the beginning stage, staying in absorption must be emphasised more. Reflecting on the jhana factors, on the other hand, must be restrained. If you reflect on the jhana factors frequently, your concentration will decrease. So please try staying in absorption for increasing length of time.

 

Suy Xét Các Thiền Chi
An chỉ định của qúy vị cần phải ổn định và sâu. Khi nó ổn định và sâu liên tục cho được một hay hai giờ đồng hồ, đấy là một thành tựu tốt đẹp. Tôi muốn khuyên qúy vị nên thực tập cho đến khi nào qúy vị có thể trú trong an chỉ định cho được ít nhất ba giờ đồng hồ.

 

Reflecting on the Jhana Factors
Your absorption must be deep and stable. When it is deep and stable for more than one or two hours, it is a good achievement. I would advise you to practise until you are able to stay in the absorption for at least three hours.

 

Nếu quý vị có thể an trú trong nimitta đựơc hơn một giờ, hai giờ hay ba giờ trong mỗi thời ngồi, trong ba ngày liên tục, lúc ấy qúy vị có thể suy xét về các thiền chi.

 

If you are able to absorb in the nimitta for more than one, two or three hours in every sitting for three consecutive days, you may then reflect on the jhana factors.

 

Để làm vậy, trước tiên quý vị nên trú trong an chỉ định cho được hơn một tiếng. Sau khi xuất khỏi an chỉ định này, quý vị nên trực nhận phần bên trong trái tim để phân biệt Bhavaṅga ý căn hay tâm hữu phần, vốn sinh khởi nương nơi sắc ý căn (heart-base).

 

To do so you must first stay in deep absorption for more than one hour. Having emerged from it, you should discern the interior of your heart to discern bhavanga, life continuum, which arises dependent on your heart-base.

 

Lúc đầu, thông thường nhiều hành giả sẽ chưa phân biệt được Bhavaṅga với nimitta. Khi họ trực nhận Bhavaṅga, họ sẽ thấy cũng nimitta ấy ở trong trái tim. Họ nghĩ ấy là Bhavaṅga. Nhưng thật ra nó không phải là Bhavaṅga, Bhavaṅga giống như tấm gương soi trong trái tim.

 

In the beginning, usually many meditators are not able to differentiate between bhavanga and the nimitta. When they discern bhavanga, they see the same anapana nimitta inside the heart. They think that is bhavavga. Actually that is not bhavanga. Bhavanga is like a mirror inside the heart.

 

“Này các tỷ kheo, tâm Bhavaṅga là sáng rực.”
Điều này đựơc đề cập trong chương accharasanghata của Tăng chi bộ.

 

‘Pabhasara midam bhikkhave cittam’ –
‘bhikkhus bhavanga consciousness is brilliant.’
This is mentioned in the accharasavghata chapter of the Avguttara Nikaya.

 

Bhavaṅga là một lọai tâm. Nó không phải là ánh sáng, nhưng nó sản sinh ra ánh sáng rực rỡ.

 

Bhavavga is a kind of consciousness. It is not brightness, but it can produce brilliant light.

 

Nó có thể sinh ra các tổng hợp sắc do tâm sanh.

 

It can produce many mind-produced kalapas.

 

Và yếu tố lửa (hay nhiệt) trong các tổng hợp sắc này tiếp tục sinh ra nhiều tổng hợp sắc mới, do nhiệt sanh. Yếu tố màu trong hai dạng tổng hợp sắc này hiệp lại, phát sáng. Mức độ phát sáng tùy thuộc vào tuệ lực tương ưng với tâm Bhavaṅga. Tuệ lực càng cao, ánh sáng càng mạnh. Vì thế nếu nghiệp lực sản sinh ra Bhavaṅga là thuộc tuệ minh sát, tuệ lực sẽ rất mạnh, và ánh sáng sẽ rất mạnh và rực rỡ. Do vậy mà Bhavaṅga là một thứ, và ánh sáng là một thứ khác.

 

And the fire-elements of those kalapas further produce many temperature-produced kalapas. The colours of those two types of kalapas are bright. The degree of brightness depends on the power of wisdom associated with bhavavga consciousness. The higher the power of wisdom the brighter the light is. So if the force of kamma that produces bhavavga is that of insight knowledge, the power of wisdom will be very high, and the light will be very bright and powerful. Thus bhavavga is one thing, and light is another.

 

Qúy vị nên suy xét Bhavaṅga trong vài giây thôi, vì suy xét lâu, như hai hay ba phút chẳng hạn, tim qúy vị có thể nhói đau và định sẽ giảm.

 

You should reflect on bhavavga for only a few seconds, because reflecting on bhavavga for a longer time, for example, two or three minutes, your heart may be painful and your concentration will decrease.

 

Vậy nên nếu có thể suy sét Bhavaṅga trong vài giây, thì tốt rồi. Còn nếu chưa được, qúy vị nên chú tâm trở lại trên nimitta của hơi thở cho đến khi an chỉ định của qúy vị thật sâu và nimitta sáng rực trở lại. Lúc này qúy vị có thể thử suy sét Bhavaṅga lần nữa. Nếu thực tập, thực tập lại cách này qúy vị sẽ có thể trực nhận được Bhavaṅga.

 

So if you are able to discern bhavavga within a few seconds, it is fine. If not, you should again concentrate on the anapana nimitta until your absorption is deep and the nimitta is brilliant. You may then try to discern bhavavga again. If you practise in this way again and again, you may understand bhavavga.

 

Khi có khả năng trực nhận được Bhavaṅga, qúy vị nên tập trung lại vào nimitta cho đến khi an chỉ định của qúy vị thật sâu và nimitta sáng mạnh. Và rồi khi trực nhận Bhavaṅga, quý vị sẽ thấy rằng nimitta xuất hiện bên trong Bhavaṅga, giống như khi mình vào tấm gương soi, qúy vị sẽ thấy gương mặt mình.

 

When you are able to discern bhavavga, you should again concentrate on the anapana nimitta until your absorption is deep and the nimitta is brilliant. Then when you discern bhavavga, you will see that the nimitta appears inside bhavavga, just like when you look into a mirror you see your face inside the mirror.

 

Và rồi qúy vị nên trực nhận năm thiền chi, ấy là tầm, tứ, hỷ, lạc và nhất tâm.

 

You may then discern the five jhana factors, namely, applied thought (vitakka), sustained thought (vicara), joy (piti), bliss (sukha) and one-pointedness (ekaggata).

 

1. Tầm (vitakka): là trạng thái hướng và đặt tâm trên đối tượng, nimitta của hơi thở
2. Tứ (vicāra): là tráng thái duy trì tâm trên đối tượng.
3. Hỷ (pīti): là trạng thái thích thú đối với đối tượng.
4. Lạc (sukha): là trạng thái an vui với đối tượng.
5. Nhất tâm (ekaggatā): là trạng thái hợp nhất của tâm vào đối tượng.
Khi qúy vị trực nhận năm thiền chi này, trước hết qúy vị nên trực nhận từng thiền chi một. Sau khi đã trực nhận được từng thiền chi một, quý vị có thể sẽ thể sẽ trực nhận được năm thiền chi cùng lúc. Nếu qúy vị có thể thực hành bước này tốt rồi, qúy vị nên phát triển năm pháp thuần thục.

 

Applied thought is the application of the mind to the patibhaga nimitta. Sustained thought is maintaining the mind on the patibhaga nimitta. Joy is the liking towards the patibhaga nimitta. Bliss is happiness or pleasant feeling experiencing the patibhaga nimitta. One-pointedness is the unification of the mind with the patibhaga nimitta. When you discern the five jhana factors, first you should discern them one by one. Having done this, you may discern the five jhana factors simultaneously. If you are able to do so, you should then develop the five masteries.

 

Tôi xin chấm dứt thời pháp tại đây. Tối nay tôi sẽ giảng về Năm pháp thuần thục.

 

I woul dlike to stop my dhammatalk here, Tonight I will explain Five masteries

 

Trở về SongNgu | Trang kế| Trang Thien | dieuphap.com |